Chọn ngôn ngữ: 

Xử lý nước thải (công suất 50 m3/ngày)

Sơ đồ quy trình

Chi tiết quy trình

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải từ các quá trình xử lý chất thải nguy hại tại nhà máy cùng nước thải thu gom từ các nhà máy khác được tập trung về hệ thống XLNTTT của nhà máy để xử lý.

Các nguồn nước thải nhiễm dầu từ dây chuyền súc rửa thùng phuy đựng nhớt thải, nước thải từ quá trình tẩy rửa bao bì, thùng chứa CTNH, CTCN và nước thải rửa xe, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị sẽ được tách dầu trước khi xử lý bằng quy trình chung của hệ thống XLNT. Đối với các nguồn nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sẽ được dẫn qua bể Oxy hóa bậc cao (bằng fenton – Ozone hoặc Keo tụ bậc 2) để loại bỏ các chất hữu cơ khó phân hủy sinh này trước khi xử lý theo quy trình chung của hệ thống XLNT.

Quy trình xử lý của hệ thống XLNT cụ thể như sau:

  • Xử lý hóa lý: Keo tụ/tạo bông nhằm xử lý nước thải có hàm lượng chất lơ lửng cao hoặc ở dạng hạt keo khó xử lý bằng quá trình lắng, lọc, ngoài ra keo tụ còn có khả năng xử lý 10% – 20% thành phần kim loại nặng. Sau quá trình keo tụ, bông bùn được hình thành sẽ lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực tại bể lắng
  • Xử lý hoá học- oxi hóa bậc cao: Phân hủy bằng cách oxy hóa hóa học ở mức độ cao cho phép phân hủy hoàn toàn chất ô nhiễm hoặc cắt mạch các chất hữu cơ loại khó hoặc không thể phân hủy sinh học thành những hợp chất hữu cơ đơn giản dễ phân hủy sinh học cho giai đoạn kế tiếp của quá trình.

Nước thải khó phân huỷ sinh học được xử lý bằng quá trình oxi hóa bậc cao với phương pháp Fenton hoặc Ozone, tại đây các tác nhân oxi hóa (H2O2 và O3) được thêm vào cùng với Fe2+ và H2SO4 nhằm xúc tác tạo điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý. Sau thời gian phản ứng, nước thải được để lắng nhằm lắng lại các cặn sinh ra từ quá trình oxi hóa.

  • Xử lý sinh học: Nước thải sinh ra từ quá trình keo tụ và từ quá trình oxi hóa sẽ được dẫn vào bể trung gian nhằm điều chỉnh pH, đồng thời được bổ sung chất dinh dưỡng trước khi qua giai đoạn phân hủy sinh học. Phương pháp xử lý sinh học được áp dụng gồm: (1) xử lý sinh học kị khí bằng UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) – quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên, (2) xử lý sinh học hiếu khí với VSV tăng trưởng lơ lửng.

Nước thải sau khi qua bể UASB theo độ dốc cao trình được dẫn qua bể xử lý hiếu khí với vi sinh vật tăng trưởng dạng lơ lửng. Quá trình tăng trưởng của bùn sẽ tiêu thụ chất hữu cơ để tạo sinh khối cho chúng. Nước sau khi xử lý tại Aerotank được dẫn qua bể lắng 2, tại đây một phần bùn lắng đưa trở lại bể Aerotank nhằm bảo đảm lượng bùn cần thiết cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí diễn ra liên tục trong bể, phần bùn hoạt tính dư được đưa tới bể lọc bùn.

Nước thải sau khi lắng ở bể lắng đợt 2 được kiểm tra nồng độ các chỉ tiêu cơ bản đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Loại A) trước khi tuần hoàn tái sử dụng tại các quy trình xử lý chất thải tại Nhà máy. Trong trường hợp kiểm tra vẫn chưa đạt

tiêu chuẩn xả thải, nước thải được quay trở lại bể điều hòa để tiếp tục quá trình xử lý.

Bùn sinh học dư lấy từ bể lắng 2 sau quá trình xử lý hiếu khí cùng với bùn hóa học từ các bể lắng 1 được dẫn qua bể lọc chậm nhằm tách bỏ nước và phần cặn bùn. Phần cặn bùn sau lọc được xử lý tiếp bằng phương đốt. Tro sau quá trình đốt sẽ được xử lý tiếp bằng quá trình ổn định – hoá rắn.

Khách hàng nhận được tài liệu từ Công ty

Biên bản xác nhận xử lý + chứng từ
Hóa đơn tài chính

Form yêu cầu

Hotline: (028) 3773 2023