Sơ đồ quy trình
Chi tiết quy trình
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Phế liệu dính thành phần nguy hại được thu gom về nhà máy, tiến hành phân loại bằng phương pháp thủ công, sau đó được đem đi xử lý. Chất thải tái chế được phân lọai thành 2 nhóm: dạng kim loại và dạng nhựa.
Tùy thuộc vào kích thước của phế liệu, đối với phế liệu có kích thước nhỏ (phôi nhôm dính dầu) sẽ được đưa tới bể tẩy rửa, còn đối với phế liệu có kích thước lớn, để dễ dàng cho quá trình tẩy rửa, các phế liệu này được cho qua quá trình cắt nghiền để tạo kích thước cho phù hợp.
Sau khi phân loại và sơ chế đối với phế liệu có kích thước lớn, tùy thuộc vào thành phần nguy hại bám dính trên phế liệu, khi đó sẽ sử dụng chất tẩy rửa có tính chất phù hợp để đảm bảo quá trình tẩy rửa.
Phế liệu dính thành phần nguy hại được chia thành một số nhóm cơ bản sau:
- Nhóm phế liệu dính dầu: sử dụng dung dịch kiềm để tẩy rửa.
- Nhóm phế liệu dính keo, sơn: sử dụng dung môi toluen,
- Nhóm phế liệu dính hóa chất có khả năng hòa tan trong nước: sử dụng nước sạch để tẩy rửa.
Quy trình tẩy rửa như sau: sau khi phế liệu đã được phân loại và lựa chọn dung dịch tẩy rửa phù hợp, phế liệu được cho vào rọ với khối lượng 250 – 350 kg. Sau đó, được cẩu lên và thả chìm trong bể chứa dung dịch tẩy rửa và tiến hành sục khí. Dưới tác dụng của dòng khí được thổi từ đáy bể lên sẽ làm tăng khả năng tẩy rửa và tẩy rửa vào sâu trong giữa khối phế liệu trong rọ. Quá trình tẩy rửa thực hiện thực hiện trong thời gian 15 – 20 phút, sau đó được cẩu sang bể rửa bằng nước sạch,quá trình rửa được thực hiện theo như bể tẩy rửa, thời gian khoảng 5 phút.
Nước thải phát sinh trong quá trình tẩy rửa được thu gom về hệ thống XLNT của nhà máy để xử lý.
Trường hợp tẩy rửa sử dụng dung môi, dung môi bẩn không có khả năng tẩy rửa nữa sẽ được thu gom và tiêu hủy trong lò đốt (thực tế lượng phế liệu tẩy rửa bằng dung môi rất ít).
Để tăng quá trình làm sạch, tại bể tẩy rửa được trang bị hệ thống sục khí